Chi tiết Hoạt động

Làm sao để biết được trẻ có khó khăn học tập hay không?

 

Trẻ có khó khăn học tập là một trong những mối quan tâm lớn của đa phần các bậc làm cha mẹ. Khi trẻ gặp khó khăn trong vấn đề học tập đồng nghĩa với việc tư duy và suy nghĩ của con kém hơn so với các bạn đồng trang lứa. Đây được coi là một trong những hội chứng đáng chú ý về lâu dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến tương lai sau này của trẻ em. Vì thế mà phụ huynh nên tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra vấn đề này cũng như giải pháp khắc phục để có thể giúp trẻ cải thiện một cách tốt nhất.

 

1. Nguyên nhân khiến trẻ có khó khăn học tập

 

a. Trẻ gặp phải vấn đề khó khăn học tập

 

Thông thường trẻ gặp những vấn đề khó khăn học tập thường là những trẻ em có khả năng nhận thức còn hạn chế, hay quên kiến thức, thường có tư duy cũng như khả năng phân tích - xử lý tình huống kém hơn so với những trẻ em khác cùng trang lứa.

 

 

b. Nguyên nhân khiến trẻ gặp khó khăn trong học tập

 

Ngày nay, có rất nhiều những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ gặp khó khăn học tập. Tuy nhiên, theo như nghiên cứu thì 2 nguyên nhân chính bao gồm nguyên nhân thứ nhất đến từ bản thân trẻ và thứ hai là do những yếu tố môi trường tác động đến trẻ

 

  • Nguyên nhân đến từ bản thân trẻ

 

Đây được coi là một trong những nguyên nhân mà các bậc phụ huynh nên chú ý. Những khiếm khuyết học tập được cho là yếu tố chủ quan gây ra tình trạng này. Trẻ bị hạn chế trong khả năng nghe, nói, tư duy, suy nghĩ và giao tiếp sẽ dẫn đến thành tích kém và ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của các con.

Hơn nữa, nguyên nhân khiến trẻ có khó khăn học tập còn có thể xảy ra do trẻ mắc phải hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) gây ra tình trạng mất tập trung, rối loạn hành vi và cảm xúc, chậm hiểu biết,... lâu dần sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của trẻ trong tương lai.

 

  • Những tác động từ bên ngoài

 

Gia đình, trường học và xã hội được cho là một số tác động từ bên ngoài mà có thể dẫn tới việc trẻ bị khó khăn học tập.

Trước hết, việc sống trong một gia đình không hạnh phúc như cha mẹ ly dị, không đủ điều kiện kinh tế để lo cho trẻ hay thậm chí trẻ bị bỏ bê, bị lạm dụng, bạo hành cũng gây ra những tổn thương tâm lý cực kỳ nghiêm trọng ảnh hưởng tới việc nhận thức và phát triển tư duy của trẻ.

 

 

Ngoài ra, trẻ gặp phải những áp lực khi đến trường, áp lực từ bài tập và khối lượng lớn những kiến thức giáo viên giao cho cần phải tiếp thu cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản.

Hơn nữa, xã hội cũng có ảnh hưởng lớn tới những suy nghĩ và hành vi của trẻ. Chúng ta đều biết rằng trẻ con rất ngây thơ và trong sáng. Các con có xu hướng học theo và làm theo những gì mà chúng thường hay nhìn thấy. Vì thế khi để trẻ tiếp xúc với những người xấu hay ở trong môi trường giáo dục không tốt cũng khiến cho cảm xúc của trẻ trở nên thái quá và hành động mất kiểm soát. 

 

2. Làm sao để biết trẻ có khó khăn học tập ?

 

Các bậc làm cha mẹ luôn kỳ vọng rất nhiều vào con cái cũng như mong muốn con sẽ có được những thành tích học tập vượt trội. Tuy nhiên, điều này vô tình cũng làm trẻ cảm thấy áp lực nặng nề, nhất là đối với những trẻ có khó khăn học tập. Vậy làm sao để cha mẹ biết được con mình đang gặp phải tình trạng này. Dưới đây là một số những biểu hiện của trẻ gặp phải khó khăn học tập

Trẻ có trí nhớ và khả năng tập trung kém với những trẻ em đang ở độ tuổi phát triển, đáng lẽ khả năng tư duy cũng như phản hồi lại các câu hỏi của người khác của trẻ phải rất nhanh nhẹn và hoạt bát. Nhưng đối với một số trẻ em có khó khăn trong học tập, các em thường cố gắng lảng tránh các câu hỏi từ người khác cũng như thường xuyên không chú ý nghe giảng, mất tập trung trong giờ học.

 

 

Trẻ chậm học và thiếu hứng thú học việc gặp phải khó khăn học tập là lý do khiến trẻ em có xu hướng chán chường với việc học, không muốn học cũng như khả năng giao tiếp với mọi người trở nên giảm sút. Khi trẻ mất hứng thú trong việc học trẻ thường có những cảm xúc tiêu cực đối với mọi thứ liên quan tới học hành như sách vở, thầy cô thậm chí là cả với bạn bè xung quanh.

Những dấu hiệu này sẽ giúp cha mẹ có thể nhận biết được liệu rằng con cái mình có đang mắc phải hội chứng khó khăn học tập không để tìm ra những giải pháp khắc phục kịp thời

 

3. Những điều cha mẹ cần biết để giúp trẻ khắc phục tình trạng khó khăn học tập

 

Khi thấy trẻ gặp phải những tình trạng khó khăn học tập, cha mẹ không nên vội vàng bắt trẻ phải cố gắng ngay lập tức học thật nhiều, thật chăm chỉ mà thay vào đó phụ huynh nên giúp trẻ khắc phục hội chứng này bằng một số phương pháp dưới đây:

 

 

  • Giáo dục trẻ đúng cách và giúp trẻ rèn luyện thói quen phản ứng tốt trong những điều kiện khác nhau
  • Không nên trách mắng trẻ khi trẻ mắc sai lầm, hãy giải thích cho trẻ hiểu cũng như khuyên bảo trẻ
  • Rèn luyện cho trẻ tính độc lập, có trách nhiệm với bản thân cũng như người khác
  • Tạo cho trẻ hứng thú trong học tập, thúc đẩy trẻ phát huy những ưu điểm của bản thân.

 

Trong quá trình học tập và rèn luyện trên lớp, không phải trẻ em nào cũng đều tiếp thu nhanh những tri thức mà giáo viên truyền đạt. Một số trẻ có khó khăn học tập, khó để hiểu và nắm vững kiến thức dẫn đến kết quả học tập chưa tốt. Chính vì thế, các bậc cha mẹ càng phải nên quan tâm tới những suy nghĩ và hành vi dù là nhỏ nhất của trẻ để có thể giúp trẻ cải thiện tư duy.

zalo
zalo