Chi tiết Hoạt động

ADHD tăng động và giảm chú ý hiểu thế nào cho đúng?

 

ADHD tăng động giảm chú ý là hội chứng thường thấy ở trẻ em nhất là trong giai đoạn trưởng thành và phát triển. Đây là một trong những mối quan tâm lớn của các bậc phụ huynh hiện nay. Vậy AHDH là gì? Những dấu hiệu nào giúp nhận biết ngay ra trẻ đã mắc chứng tăng động giảm chú ý và các giải pháp khắc phục, điều trị ra sao? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây !

 

1. Hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

 

a. ADHD là gì ?

 

ADHD (Attention-deficit/hyperactivity disorder) được hiểu là hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Hội chứng này thường xảy ra phổ biến ở trẻ em dẫn đến sự khó khăn và mất kiểm soát trong các hành vi cũng như sự chú ý. Các bậc cha mẹ rất lo lắng khi thấy con cái mình mắc phải hội chứng này, bởi vì nó gây ra những ảnh hưởng không hề nhỏ tới quá trình học tập cũng như hoạt động của trẻ cả ở nhà và khi ở trường học.

 

 

Có 3 dạng rối loạn tăng động giảm chú ý thường gặp:

  • Rối loạn tăng động giảm chú ý – dạng trội về giảm chú ý:
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý – dạng trội về tăng động, bồng bột:
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý – dạng phối hợp.

 

b. Nguyên nhân và hậu quả của hội chứng ADHD tăng động giảm chú ý ở trẻ em

 

Rất khó để đưa ra những chẩn đoán chính xác về các nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em mắc phải hội chứng tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, theo như một vài nghiên cứu cho thấy, các nguyên nhân làm gia tăng khả năng mắc phải điển hình như:

  • Có yếu tố di truyền từ cha mẹ,
  • Do tiếp xúc với các môi trường nguy hiểm độc hại,
  • Hay thậm chí là do trong quá trình mang thai người mẹ không chú ý cẩn thận thường xuyên sử dụng các chất kích thích,...

 

3 yếu tố trên cũng là nguy cơ dẫn đến hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em.

Hơn nữa, hội chứng ADHD gây ra những hậu quả nghiệm trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tư duy và suy nghĩ trẻ sau này. Nếu trẻ mắc phải hội chứng tăng động giảm chú ý đồng nghĩa với khả năng phân tích, ghi nhớ cũng như xử lý tình huống của trẻ cũng bị giảm sút. Tác động xấu hơn thì còn khiến một số trẻ em nảy sinh rối loạn hành vi, có xu hướng bạo lực. Chính vì thế, việc phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ quyết định tương lai sau này của trẻ.

 

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc hội chứng ADHD tăng động và giảm chú ý ở trẻ em

 

Do những dấu hiệu của hội chứng này khá tương đồng với những hành vi tự nhiên của trẻ, nên việc nhận biết và phát hiện cũng gây ra nhiều khó khăn cho các bậc cha mẹ. Dưới đây là 2 nhóm dấu hiệu cơ bản để nhận biết trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý:

 

 

a. Trẻ bị giảm tập trung, chú ý

 

  • Khi gặp phải hội chứng ADHD, trẻ thường khó khăn trong các hoạt động học tập, không có sự tập trung cao độ, không chú ý mặc dù đã được hướng dẫn kỹ càng. Điều này gây ra ảnh hưởng xấu đến quá trình tiếp thu cũng như nhận thức của trẻ.
  • Trẻ thường có xu hướng tránh né những hoạt động đòi hỏi ý thức cao, hay mắc những lỗi nhỏ, hay quên, dễ bị phân tâm, mất tập trung không có sự lắng nghe khi nói chuyện.

 

b. Trẻ bị hiếu động thái quá

 

  • Luôn có những hành động bốc đồng, khó để ngồi yên. Trẻ thường rất tăng động, phấn khích thậm chí thường ngắt lời và xen vào các hoạt động của người khác.
  • Những trẻ em mắc chứng ADHD thường nói nhiều và đặt câu hỏi nhiều, mất kiểm soát  trong những hành vi của bản thân.

 

3. Những điều cha mẹ nên làm giúp trẻ tránh khỏi hội chứng ADHD tăng động giảm chú ý

 

Chắc hẳn, các bậc cha mẹ đều đang rất băn khoăn không biết nên làm thế nào để giúp con cái mình hạn chế mắc phải hội chứng ADHD tăng động giảm chú ý ở trẻ em. Các hướng điều trị bao gồm:

  • Điều trị bằng thuốc,
  • Những liệu pháp hành vi,
  • Sự hợp tác của trường học,...

Việc cho trẻ uống thuốc cũng có thể giúp thuyên giảm sự bộc phát của hội chứng. Sử dụng thuốc giúp trẻ tăng khả năng ghi nhớ, kích thích những phản ứng tự nhiên, điều chỉnh tư duy cũng như kiểm soát được các hành vi của trẻ nhiều hơn.

 

 

Các liệu pháp tâm lý cũng được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp điều trị hội chứng ADHD ở trẻ em. Các nhà trị liệu tâm lý sẽ giúp trẻ nhận thức được hành vi của mình từ đó kiểm soát chúng một cách tốt hơn, cải thiện cảm xúc và các kỹ năng xã hội của trẻ.

Sự hợp tác tới từ trường học không chỉ giúp trẻ yêu thích việc học tập và đến trường hơn mà thông qua những hoạt động trên lớp của giác viên còn làm cho trẻ rèn luyện được khả năng tập trung cao độ cũng như tích cực hơn đối với các hoạt động nhóm.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực từ phụ huynh. Các bậc cha mẹ nên quan tâm nhiều đến những hoạt động nhỏ của trẻ, cho trẻ uống thuốc đúng giờ, an toàn cũng như phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Cùng với sự phối hợp của trường học tạo môi trường và điều kiện học tập tốt nhất giúp trẻ khắc phục những khó khăn trong quá trình nhận định.

Cha mẹ cũng nên đưa ra những kế hoạch và phương pháp cụ thể để giáo dục ý thức cho trẻ. Tích cực tập trung phát huy những ưu điểm của trẻ và giúp trẻ hạn chế những hành vi xấu.

Hi vọng với những chia sẻ hữu ích trên đây sẽ giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn đúng đắn hơn về hội chứng ADHD tăng động giảm chú ý ở trẻ em. Để biết trẻ có mắc phải hội chứng này hay không, cha mẹ hãy đưa trẻ đến khám tại các cơ sở điều trị tâm lý uy tín để có thể kịp thời nhận định và điều trị ADHD đúng cách vì một tương lai tươi sáng của trẻ sau này.

zalo
zalo